Sữa công thức là mặt hàng có tốc độ phát triển nhanh chóng mặt trong những năm gần đây. Với sự góp mặt của đông đảo các công ty sữa lớn trên thế giới cùng hàng trăm nhãn hiệu khác nhau đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của trẻ. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến một vấn đề nan giải đó là, việc mua hàng của các bà mẹ cùng từ đó mà trở nên khó khăn hơn. Thực tế, không ít bà mẹ vẫn còn lúng túng trong việc lựa chọn một loại sữa công thức phù hợp với khả năng hấp thụ của trẻ cũng như tài chính của gia đình.
I. HIỂU THẾ NÀO VỀ SỮA CÔNG THỨC CHO TRẺ SƠ SINH?
Mặc dù sữa mẹ được xem là nguồn dinh dưỡng tự nhiên tốt nhất cho trẻ nhưng vì nhiều lý do cả chủ quan và khách quan mà nhiều bà mẹ không thể thực hiện thiên chức cho con bú. Nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển tối ưu của trẻ nhỏ, các nhà khoa học và chuyên gia y tế đã mất nhiều công sức để tạo ra các sản phẩm sữa công thức, đây là loại sữa đặc biệt với hương vị và hàm lượng dinh dưỡng gần giống với sữa mẹ nhất. Nhìn chung các loại sữa công thức được phân loại chủ yếu dựa vào loại protein và loại đường có trong sữa. Thành phần protein sữa bò, chất béo được điều chỉnh và bổ sung thêm vi chất dinh dưỡng và khoáng chất như sắt, DHA, ARA, choline, … nhằm phù hợp với từng lứa tuổi. Ví như ở Mỹ, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) có yêu cầu thành phần của sữa công thức cho trẻ nhỏ phải bao gồm 29 chất dinh dưỡng cụ thể trong công thức sản xuất.
Sữa công thức được sản xuất dưới điều kiện vô trùng và cố gắng “sao chép” sữa mẹ thông qua sự kết hợp phức tạp của các dưỡng chất như protein (bao gồm cả protein động vật và thực vật), đường, chất béo, các vitamin và khoáng chất thiết yếu.
– Protein là nền tảng cho sự phát triển của tế bào, từ đó hình thành lên các bộ phận trên cơ thể.
– Chất béo giúp phát triển chức năng nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là cơ quan thần kinh. Đồng thời là nguồn năng lượng quan trọng cho các hoạt động thể chất của trẻ.
– Vitamin hỗ trợ phát triển xương và chiều cao, bao gồm nhóm tan trong nước (Vitamin B phức hợp, C) và tan trong chất béo (Vitamin A, D, E, K). Vitamin là yếu tố bổ sung để bé hấp thu các khoáng chất trong sữa.
– Khoáng chất bao gồm Iot, Kali, Kẽm, Magie, Natri, Canxi, Phốt pho…Canxi có vai trò quan trọng trong việc hình thành và bảo vệ xương, răng. Sắt hỗ trợ tuần hoàn oxy trong máu, tham gia vào phát triển nhận thức của trẻ nhỏ. Kẽm hỗ trợ sự phát triển và chức năng của hệ thần kinh, sự phân chia và tăng trưởng của tế bào…
Điểm làm nên sự khác biệt của các loại sữa công thức là ở tỷ lệ, hàm lượng các thành phần và một số chất bổ sung được thêm vào khác nhau. Ví dụ, các chất có lợi cho hệ tiêu hóa, tăng chiều cao, phát triển trí thông minh: chất xơ, lợi khuẩn, AHA, ARA…
Hầu hết các thương hiệu sữa công thức đều bổ sung các chất dinh dưỡng nhằm phát triển trí thông minh cho bé: Omega3-chất béo cần thiết cho sự phát triển trí não và thị lực trẻ. DHA quan trọng cho sự phát triển của não bộ và võng mạc…
Ngoài ra các hãng sản xuất sữa cũng có tên gọi thương hiệu, bao bì, giá cả khác nhau…
II. THỰC TRẠNG CHỌN SỮA CHO CON HIỆN NAY CỦA NHIỀU BÀ MẸ
1. Chọn sữa theo cảm tính
Nhiều bà mẹ thường có quan niệm chọn sữa cho con theo cách thấy bé nhà hàng xóm dùng phù hợp, tăng cân, tăng miễn dịch… Một số khác thì chọn sữa cho con theo các lời quảng cáo trên tivi là giàu dinh dưỡng giúp con thông minh và cao lớn hơn thì mẹ mua. Loại nào cũng đa dạng mẫu mã đáp ứng cho việc bổ sung ở các độ tuổi của bé.
Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là các loại sữa đều có chất lượng tốt như nhau. Một sản phẩm sữa công thức dinh dưỡng được xem là tốt và giúp trẻ có thể phát triển toàn diện chỉ khi các thành phần dinh dưỡng của sản phẩm được nghiên cứu kỹ lưỡng đảm bảo cho sự phát triển cùng lúc về thể chất, trí não và hệ miễn dịch cho trẻ.
2. Phải chọn sữa ngoại cho con
Nhiều mẹ có tâm lý chuộng sữa ngoại. Và cho rằng sữa ngoại tốt hơn sữa nội, loại sữa nào càng đắt tiền thì càng tốt. Theo chuyên gia dinh dưỡng lối suy nghĩ này hoàn toàn sai. Bởi cơ địa mỗi bé sẽ phù hợp với một loại sữa khác nhau nên các mẹ không nên áp đặt các loại sữa khó uống mà bé không thích. Mẹ chỉ nên chọn các loại sữa phù hợp với bé không chỉ cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho bé mà còn tránh gây ra những phản ứng như đau bụng, nôn mửa, dị ứng…
III. MỘT SỐ KINH NGHIỆM LỰA CHỌN SỮA CÔNG THỨC TỐT NHẤT CHO BÉ MÀ MẸ NÊN BIẾT
Từ 0-6 tháng tuổi là giai đoạn trẻ sơ sinh cần được chăm sóc đặc biệt, việc chọn sữa công thức cũng không ngoại lệ, mẹ cần chọn loại sữa thực sự chất lượng và phù hợp với tình trạng con của mình. Để dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định mua hàng, chúng tôi sẽ đưa ra cho mẹ một vài kinh nghiệm lựa chọn sữa công thức, mẹ có thể tham khảo!.
1. Chọn sữa theo mùi vị
Mỗi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có mỗi khẩu vị khác nhau. Mỗi loại sữa cũng đa dạng về hương vị như: cam, dâu, socola, nha đam… Đối với trẻ sơ sinh dù chưa nói được nhưng khi mẹ cho bé uống loại sữa không phù hợp với khẩu vị bé sẽ có phản ứng khó chịu và không chịu uống. Bởi trẻ đã quá quen thuộc với hương vị sữa mẹ từ khi lọt lòng. Khi bắt đầu chuyển sang sữa công thức, nhiều trẻ từ chối vì không quen mùi vị và biểu hiện qua các hành động như ngậm chặt miệng, quấy khóc, nhè sữa… Mặt khác, nhiều mẹ lại e ngại khi quyết định đổi sữa mới vì nghĩ con nên uống cố định một vị sữa. Con càng ngán sữa mẹ càng tiếp tục ép dẫn đến trẻ phải uống trong tình trạng thụ động, ác cảm.
2. Chọn mua sản phẩm sữa có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng
Khi mua sữa công thức cho bé, điều đầu tiên mà mẹ nên quan tâm đó chính là thương hiệu và nguồn gốc, xuất xứ của sữa. Hãy chọn cho bé loại sữa có thương hiệu lâu năm, uy tín là tốt nhất và có nguồn gốc rõ ràng (Các nhà máy sản xuất sữa có thương hiệu và nổi tiếng trên thị trường như Vinamilk, Nuti food, Sức Sống Việt Nam, Nano food.... Tránh mua phải những loại sữa thiếu tên tuổi hoặc sữa giả, sữa kém chất lượng ảnh hưởng xấu hệ tiêu hóa và sự phát triển về thể chất cũng như trí tuệ của bé.
3. Chọn sữa theo tình trạng dinh dưỡng của bé
Chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bỉm nên phân biệt các loại sữa để phù hợp với từng bé.
– Trẻ gầy, muốn tăng cân hãy chọn sữa béo tức sữa nguyên kem, sữa cao năng lượng cho bé.
– Trẻ béo, không muốn tăng cân dùng sữa gầy. Sữa gầy là sữa tách bơ, sữa không béo, sữa thấp béo.
– Trẻ thiếu tháng nhẹ cân dùng sữa premature. Trẻ trên 1 tuổi suy dinh dưỡng dùng sữa cao năng lượng.
4. Chọn sữa theo tình trạng bệnh lý của bé
– Nếu trẻ bị dị ứng sữa bò nên chuyển sang các sản phẩm sữa từ đậu nành.
– Trẻ dùng dễ táo bón hãy chọn sữa có bổ sung chất xơ, prebiotic.
– Trẻ thiếu men lactase nên dùng sữa chua.
– Những trẻ không dung nạp lactose chọn sữa không có lactose.
5. Chọn sữa theo khả năng kinh tế
Đây là một trong những tiêu chí không kém phần quan trọng khi mẹ chọn sữa. Sữa nhập ngoại, sữa đắt chưa chắc đã phù hợp với con bạn nên mệ cần tỉnh táo trước những nhãn hiệu sữa trên thị trường
Chi phí cho việc mua sữa của trẻ hàng tháng cũng cần tính toán trong ngân sách thu chi của gia đình. Bởi nhu cầu về sữa của trẻ tăng rất nhanh theo độ tuổi. Nếu uống sữa công thức hoàn toàn trong một tháng đầu đời thì trẻ cần từ 4-6 hộp 400g một tháng. Ở trẻ lớn, mỗi ngày cần khoảng từ 2–3 ly sữa (ly 200ml).
IV. SỮA CÔNG THỨC NÀO TỐT CHO TRẺ TỪ 0-6 THÁNG TUỔI?
Sữa cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi là phân nhánh sữa công thức đang được nhiều bà mẹ quan tâm nhất hiện nay. Mối quan tâm của hầu hết các mẹ đều tập chung vấn đề: Tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, loại sữa công thức nào có thể giúp trẻ nâng cao sức đề kháng cũng chính là ưu tiên hàng đầu của mẹ.
Lý do bởi:
Sức đề kháng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển cả thể chất và tinh thần của bé, đặc biệt giai đoạn lúc mới sinh, bé 0-6 tháng tuổi vừa rời khỏi chiếc tổ an toàn tuyệt đối trong bụng mẹ. Hệ vi sinh vật của bé chưa đầy đủ, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện nhưng bé lại phải làm quen, tiếp xúc và thích nghi với môi trường còn rất lạ lẫm bên ngoài. Việc này khiến bé dễ mắc những bệnh thông dụng như cảm, ho, sốt. Do đó, việc lựa chọn loại sữa có khả năng tăng cường sức đề kháng vào thời điểm này là rất cần thiết.
Dựa trên vấn đề mà các mẹ quan tâm nhất, hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến các mẹ dòng sữa công thức cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi có thể đánh bay mối lo lắng của mẹ.
Lactoferrin- “Kháng thể số 1” giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ
Lactoferrin là một kháng thể chỉ có trong sữa non của động vật có vú. Sữa non chứa hàm lượng Lactoferrin cao nhất và giảm dần đến khi con được 9 tháng tuổi thì sữa mẹ mất hoàn toàn Lactoferrin. Các chuyên gia sức khỏe khuyên mẹ lúc này nên bổ sung Lactoferrin từ bên ngoài để sức đề kháng của trẻ luôn được ổn định và không bị suy giảm.
– Lactoferrin được ví như hệ thống phòng thủ chống lại tác nhân bên ngoài xâm nhập, giúp tăng sức đề kháng, cơ thể khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc các bệnh.
Lactoferrin có vai trò gì đối với hệ miễn dịch của trẻ?
– Kháng vi khuẩn, vi sinh vật: Lactoferrin liên kết với sắt tự do trong máu và vận chuyển chúng đi nuôi cơ thể. Vì vậy các vi khuẩn có hại sẽ không thể tăng sinh (sống phụ thuộc vào sắt, thiếu sắt để tồn tại) và bị tiêu diệt. Bên cạnh đó, Lactoferrin tác động trực tiếp lên màng tế bào của vi khuẩn, phá hủy vi khuẩn có hại hiệu quả.
– Kháng virus: Lactoferrin liên kết với glusaminoglycans trên màng tế bào ngăn chặn virus xâm nhập. Ngoài ra Lactoferrin ức chế sự nhân lên của virus bằng cách tăng cường giải phóng cytokine kháng virus interferon (IFN) – α/β.
– Tăng cường hệ miễn dịch từ bên trong: Điện tích dương của Lactoferrin liên kết với các phân tử mang điện tích âm trên bề mặt các tế bào khác nhau của hệ thống miễn dịch, từ đó kích hoạt các tế bào miễn dịch và tăng cường các phản ứng miễn dịch.
GOS – Lợi khuẩn số 1 cho hệ tiêu hóa của trẻ
Trong các Prebiotic được nghiên cứu và sử dụng nhiều nhất để tốt cho hệ tiêu hóa chính là: Galacto-oligosaccharides (viết tắt: GOS). GOS là nguồn thức ăn cho lợi khuẩn trong đường ruột, giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột. Từ đó, tăng cường hấp thụ dưỡng chất cho bé 1 cơ thể và hệ miễn dịch khỏe mạnh.
– GOS ức chế hoạt động của các vi khuẩn có hại trong ruột, nhờ đó bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ. Giúp hạn chế tình trạng tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiêu hóa,…ở trẻ.
– GOS giúp nâng cao khả năng miễn dịch, không chỉ làm giảm các vi khuẩn gây hại đường ruột mà còn làm giảm dị ứng niêm phong da (Atopic Dermatitis ), dị ứng thức ăn ở trẻ trong những năm tháng đầu đời.
– GOS ảnh hưởng đến sự hấp thu khoáng chất, đặc biệt hiệu quả trong việc hấp thu canxi đối với trẻ nhỏ. GOS đóng vai trò hỗ trợ giúp cơ thể trẻ hấp thu canxi tốt hơn, tăng trưởng chiều cao và phát triển hệ xương vững chắc.
– Nếu cơ thể thiếu GOS sẽ gây ra chứng táo bón, về lâu dài nếu không điều chỉnh ăn uống sẽ gây bệnh trĩ, viêm đại tràng sớm ở trẻ.
>>> Như vậy, có thể thấy vai trò của Prebiotic GOS rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh, giúp duy trì ổn định hệ tiêu hóa và cho trẻ hấp thu tốt hơn, từ đó giúp tăng cường hệ miễn dịch toàn diện cho trẻ.
IV. MỘT VÀI LƯU Ý KHI DÙNG SỮA CÔNG THỨC CHO TRẺ SƠ SINH
1. Pha sữa cho bé đúng cách
Rất nhiều người không biết pha sữa công thức cho trẻ sơ sinh đúng cách. Nhất là nhiệt độ nước pha sữa không đúng và không lấy đúng lượng sữa theo tiêu chuẩn. Hướng dẫn pha sữa sẽ khác nhau tùy theo nhà sản xuất, dó đó bạn phải làm đúng theo chỉ dẫn pha sữa ghi trên vỏ hộp.
Có thể các loại sữa ngoại thông tin bằng tiếng Anh, Nhật, Pháp… mẹ hơi khó đọc thì có thể search trên mạng để có được thông tin chi tiết. Ngoài ra trước khi pha sữa mẹ cần đảm bảo các dụng cụ pha sữa: bình sữa, thìa, cốc, núm ti…được vệ sinh sạch sẽ; nước pha sữa đúng nhiệt độ, đúng lượng như chỉ dẫn…
2. Chú ý hạn sử dụng và chất lượng của sữa công thức
Khi mua sữa, mẹ cần chú ý hạn sử dụng ghi trên vỏ hộp, vỏ hộp không bị sứt mẻ, méo móp, nắp đậy còn nguyên mới. Hộp sữa sau khi đã mở nắp thì phải dùng hết trong vòng một tháng. Sữa lấy pha cho bé phải có màu vàng hoặc trắng ngà đặc trưng, mùi thơm sữa, không vón cục hoặc có màu, mùi lạ.
3. Bảo quản sữa công thức
Sữa công thức phải được bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh xa ánh sáng mặt trời và không trữ trong tủ đông lạnh vì độ ẩm có thể làm cho sữa bột bị vón cục. Sữa đã pha bé không uống hết cần phải bỏ đi sau khoảng 30 phút đến 1 giờ, không được để dùng lại. Vì vi khuẩn từ miệng bé có thể đã xâm nhập vào sữa, không tốt cho bé uống lại.
Muốn làm ấm sữa, mẹ nên dùng ngâm bình sữa trong bát nước nóng, tuyệt đối không làm ấm bằng lò vi sóng vì như thế sẽ làm phá vỡ các công thức sữa.
4. Trẻ sơ sinh uống sữa công thức cần ăn ít hơn
Lý do là sữa công thức bé tiêu hóa lâu hơn sữa mẹ, do đó cần kéo dài khoảng cách các bữa ăn của bé hơn để đảm bảo khả năng tiêu hóa của con và cả mẹ và con có nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi.
5. Sữa công thức làm cho “đầu ra” của bé sẫm màu và nặng mùi hơn
Bố mẹ đừng lo lắng khi thấy phân của bé đặc hơn, sẫm màu và nặng mùi hơn khi bé ăn sữa mẹ. Điều này là hoàn toàn bình thường do bé thay đổi thức ăn mà thôi.
6. Không nên thay đổi sữa công thức nếu không cần thiết
Việc thay đổi sang một loại sữa công thức khác có thể làm bé không thích, dẫn đến lãng phí. Nếu bé có dấu hiệu chán ăn, không tăng cân, dễ táo bón…thì bạn mới nên chuyển sữa khác. Việc chuyển sữa khác cũng nên từ từ để bé thích nghi, mẹ nên mua hộp nhỏ cho bé dùng thử trước để tránh lãng phí.
Kết luận
Một số mẹ lo lắng rằng nếu họ không cho con bú thì sẽ không có sự gắn kết tình cảm. Nhưng sự thật là em bé luôn cảm nhận được tình yêu thương của mẹ, của người thân thông qua bất cứ hình thức giao tiếp nào. Do đó đừng băn khoăn khi chọn sữa công thức cho em bé của bạn. Sữa công thức nào tốt cho trẻ sơ sinh? Câu trả lời phụ thuộc rất nhiều vào phản ứng của trẻ, sau đó là điều kiện kinh tế của mẹ. Những kinh nghiệm trên đây hy vọng có thể giúp được mẹ trong việc chọn mua sữa công thức nào tốt cho trẻ sơ sinh phù hợp nhất
Nguồn ST